Cảng Hải Phòng. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Việt Nam, với vị trí chiến lược tại Đông Nam Á và là trung tâm sản xuất toàn cầu, là cầu nối để doanh nghiệp Ba Lan tiếp cận thị trường ASEAN với hơn 650 triệu dân. Ngược lại, Ba Lan là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU rộng lớn, với gần 500 triệu người tiêu dùng và sức mua cao. Do đó, chuyến thăm chính thức Ba Lan của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tạo cơ hội để Việt Nam và Ba Lan đẩy mạnh hợp tác song phương trong thời gian tới.
Đối tác thương mại lớn
Theo các chuyên gia, những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan không ngừng phát triển song hành với thành tựu trong phát triển kinh tế mỗi nước. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan tăng mạnh trong những năm gần đây.
Ba Lan hiện tại đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung và Đông Âu, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Ba Lan tại Đông Nam Á và được coi là một trong đối tác ưu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chính sách tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước châu Á.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với thị trường EU nói chung và với thị trường Ba Lan nói riêng. Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Ba Lan đã phát triển nhanh chóng và hiệu quả, theo xu hướng gia tăng thương mại hai chiều của Việt Nam - EU kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Tính đến cuối tháng 10/2024, Ba Lan đứng thứ 21/149 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 32 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 473 triệu USD, hình thức chủ yếu là 100% vốn nước ngoài. Việt Nam có 4 dự án đầu tư tại Ba Lan với tổng vốn đầu tư 1,84 triệu USD, thuộc lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp chế biến.
Mới đây, tại tiếp ông Wladyslaw Teofil Bartoszewski, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ba Lan, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, Ba Lan luôn là một đất nước có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, đặc biệt khi cộng đồng người Việt tại Ba Lan rất đông, đây chính là cầu nối quan trọng, gắn kết quan hệ giữa hai nước. Ngoài ra, Thứ trưởng đã trao đổi những nội dung liên quan nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Ba Lan của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam trong bối cảnh kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và cuộc họp Tham vấn kinh tế song phương lần thứ hai dự kiến tổ chức vào đầu năm 2025.
Ông Wladyslaw Teofil Bartoszewski đề xuất một số nội dung hai bên có thể xem xét thúc đẩy hợp tác gồm công nghệ thông tin; chuyển đổi số trong dịch vụ công; thanh toán điện tử; hậu cần kho vận trong thương mại điện tử; nghiên cứu địa chất và khai thác khoáng sản; mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm.
Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), trong thập kỷ qua, Ba Lan là thị trường có mức tăng trưởng tổng kim ngạch hai chiều với Việt Nam tăng đều và ở mức cao, thường xuyên đạt trên 10%/năm; trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam luôn đạt 2 con số, đặc biệt những năm 2013 - 2018 đạt trên 50%.
Năm 2019 - 2022, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan vẫn tăng trưởng. Năm 2023, Ba Lan là một trong số ít nước thuộc EU có sự tăng trưởng kim ngạch thương mại với Việt Nam. Cụ thể, năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ba Lan tăng 5,9% so với năm 2022 đạt trên 2,8 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 2, Jl777 Login4 tỷ USD tăng 7%, Gogo JILI Casino login 50 minimum nhập khẩu đạt 373 triệu USD giảm 0,Www okbet com log in4%. Tính hết tháng 11 năm 2024, Fb jili login app tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt trên 3, 311 jilipark151 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 2,8 tỷ USD tăng và nhập khẩu đạt 311 triệu USD.
Ba Lan là thị trường có mức tăng trưởng tổng kim ngạch hai chiều với Việt Nam tăng đều và ở mức cao. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Ba Lan bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; chất dẻo nguyên liệu, hàng dệt may, giày dép các loại, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép; sản phẩm từ chất dẻo; cà phê; thủy sản, gạo....
Ngược lại, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Ba Lan gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; dược phẩm; sữa và sản phẩm từ sữa; kim loại thường khác; chế phẩm thực phẩm khác; thủy sản; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.
Tuy nhiên,777PNL promo codejilieagle.cc đánh giá từ các chuyên gia cho thấy: Mặc dù quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan có những bước phát triển đáng ghi nhận nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan vẫn lệ thuộc vào nhóm hàng máy tính, linh kiện điện tử; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện chiếm khoảng hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hơn nữa, EU luôn có đòi hỏi cao về quy chuẩn chất lượng cũng như nhiều rào cản khắt khe về thương mại, chú trọng xu hướng tiêu dùng xanh, sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn lao động và môi trường và quy định truy xuất nguồn gốc… làm hạn chế khả năng tiếp cận của nhiều ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều dư địa hợp tác
Nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt tại thị trường Ba Lan, ngày 9/1, tại Bến Lức, Long An đã diễn ra chương trình kết nối trực tuyến với doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan. Đây dấu ấn quan trọng trong chiến lược xúc tiến thương mại, mở rộng kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2025 qua đó tạo thế chủ động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế.
Ông Hoàng Mạnh Huê - Chủ tịch danh dự Liên hiệp các Hội Doanh nhân Việt Nam ở châu Âu cho rằng: Để thâm nhập thị trường Ba Lan, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ sản phẩm có đáp ứng được thị hiếu hay không cũng như nhu cầu, thói quen tiêu dùng và xu hướng nổi bật để tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Hơn nữa, thế hệ trẻ người Việt tại Ba Lan, với nền tảng học vấn vững chắc, sự am hiểu ngôn ngữ và văn hóa bản địa sẽ là lực lượng then chốt trong việc đổi mới mô hình kinh doanh. Họ có thể đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp Việt Nam và thị trường Ba Lan, từ khâu phát triển sản phẩm đến xây dựng thương hiệu. Bởi vậy, việc thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương thiết thực và hiệu quả, tập trung khai thác tiềm năng của nhóm đối tượng này là điều cần ưu tiên trong thời gian tới.
May hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU tại Công ty may Maxport Thái Bình. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Ngoài các kênh phân phối truyền thống vẫn còn nhiều dư địa như chợ truyền thống, siêu thị châu Á..., nền tảng trực tuyến như Allegro, Amazon và các sàn thương mại điện tử độc lập cũng đang nổi lên như một kênh phân phối đầy tiềm năng. Do đó, doanh nghiệp cần thích ứng với công nghệ hiện đại, tăng cường ứng dụng các nền tảng thanh toán điện tử xuyên biên giới để phù hợp với nhu cầu của đối tác.
Ông Nguyễn Sơn - Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan cho hay, Ba Lan là một trong các quốc gia châu Âu có đông đảo cộng đồng người Việt. Hàng nghìn quán ăn Việt đã trở thành những địa chỉ ẩm thực quen thuộc với người dân thủ đô nước này; trong đó, nhiều nhà hàng nằm trong danh sách được yêu thích nhất. Hệ thống nhà hàng này cùng các chuỗi bán buôn, bán lẻ thực phẩm Á sẽ góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu nông sản, thực phẩm từ Việt Nam sang Ba Lan.
Đặc biệt, được sự chấp thuận của Đại sứ quán, Thương vụ đã đề nghị đoàn công tác của địa phương Việt Nam sang làm việc tại địa bàn nghiên cứu mang một số sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) để quảng bá, giới thiệu đặc sản độc đáo với thế giới mà không bị đụng hàng với các đối thủ lân cận.
Thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan tiếp tục triển khai mô hình này khi đón đoàn công tác từ các tỉnh, thành sang học tập kinh nghiệm, kêu gọi đầu tư… Với sự hợp tác và ủng hộ từ các địa phương sẽ có thêm nhiều đặc sản Việt được giới thiệu tới người tiêu dùng Ba Lan, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại hai nước.
Bộ Công Thương cho biết: Tới đây, Bộ sẽ tăng cường hợp tác trao đổi đoàn, triển lãm, hội thảo xúc tiến thương mại; mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa thông qua hệ thống siêu thị, bán lẻ tại cả Ba Lan và Việt Nam. Bên cạnh đó, hợp tác đưa hàng hóa xuất khẩu vào mạng phân phối của tập đoàn tại Ba Lan và các nước thuộc EU, nhất là hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ cũng khuyến khích các tập đoàn phân phối đa quốc gia của Ba Lan và EU liên kết, hợp tác với cơ sở, doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam để phát triển nguồn hàng cho mạng phân phối toàn cầu;xây dựng Việt Nam thành trung tâm cung ứng của khu vực. Đặc biệt, tận dụng tốt EVFTA để đàm phán, thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường mặt hàng nông thủy sản có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường EU, tạo tiền đề đưa sản phẩm của Việt Nam vào hệ thống phân phối EU. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển xuất khẩu dựa trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.