Cô hiệu trưởng 8X và tình yêu với ngôi trường mầm non trên đất Cao Bằng

Cập Nhật:2025-01-19 19:09    Lượt Xem:148

Cô hiệu trưởng 8X và tình yêu với ngôi trường mầm non trên đất Cao Bằng

Khi lần đầu về nhận công tác tại trường mầm non Bình Dương (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng), cô Hoàng Thị Huyền Trang (SN 1987) đã bất ngờ khi thấy nơi đây còn thiếu thốn từ cơ sở vật chất cho đến trang thiết bị.

Trường Bình Dương thời điểm năm 2009 là trường học gồm 3 cấp: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Cô Huyền Trang một mình đứng lớp với 29 trẻ, từ 2 đến 5 tuổi. "Lần đầu tôi được chứng kiến một trường học gồm 3 cấp. Đối với mầm non, chỉ có một lớp nhưng lại bao gồm nhiều độ tuổi", cô kể lại.

Tình yêu nghề và mến trẻ đã giúp cô Hoàng Thị Huyền Trang gắn bó ngành giáo dục mầm non được hơn 15 năm (Ảnh: NVCC).

Giai đoạn mới về trường mầm non Bình Dương, cô Huyền Trang luôn tìm tòi nhiều bài giảng sáng tạo để đa dạng bài học cho các trẻ lớp mầm non. Cô cho biết: "Môi trường dạy học tuy còn nhiều thiếu thốn, nhưng lớp học của chúng tôi vẫn ấm áp và tràn ngập yêu thương. Khi ngày mới vừa bắt đầu, tôi chỉ mong chờ được gặp các em".

Giữa những vùng núi non Cao Bằng, trường mầm non Bình Dương gồng mình với bao khó khăn vì hầu hết các em nhỏ mầm non đều trong tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết.

Thế nhưng, bằng tình yêu nghề và sự kiên trì, cô giáo Huyền Trang đã dày công bồi dưỡng, giúp một học trò nhỏ vươn lên giành giải nhì trong hội thi Bé khỏe bé ngoan cấp huyện.

"Nhà trường nhìn thấy được quyết tâm, nỗ lực của tôi trong phương pháp giáo dục của mình. Điều này làm tôi rất vui. Thời điểm đó, thành tích này cũng là bàn đạp giúp tôi thực hiện nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả cho trường", cô Trang chia sẻ.

Không xem những thiếu thốn nơi mình công tác là khó khăn, cô Hoàng Thị Huyền Trang coi đây như quê hương thứ hai của mình (Ảnh: NVCC).

Hiểu được nơi mình công tác nằm trong vùng kinh tế khó khăn và thiếu nhiều trang thiết bị, cô Huyền Trang đã cùng nhà trường thực hiện nhiều công tác xã hội hóa. Năm 2015, cô Trang chủ động tham mưu với các cấp có thẩm quyền, cùng đồng nghiệp vận động phụ huynh, Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ chấp nhận mọi phán quyết của Tòa án Hiến pháp doanh nghiệp, Kelemahan Mesin Slot Olympus yang Perlu Diketahui Pemain huyện, Cháy cơ sở sản xuất nội thất đang bị đình chỉ hoạt động ở Bình Dương tỉnh hỗ trợ trường xây dựng sân,Bỉ đối mặt với quá tải y tế nghiêm trọng do dịch cúm mùa hàng rào, CLB Bình Dương vẫn thắng Bình Định trên Gò Đậu lớp học khang trang, bờ kè,...

Với sự nỗ lực đó, đến năm 2019, trường mầm non Bình Dương đã vinh dự đạt giải nhì hội thi "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" cấp huyện. Năm 2020, cô Huyền Trang được Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng tặng giấy khen khi thực hiện tốt chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2015-2020".

Dù sinh ra và trưởng thành tại mảnh đất Thái Nguyên,777PNL com Registerjilieagle nơi có nhiều cơ hội giảng dạy sau khi tốt nghiệp, cô Huyền Trang vẫn chọn Cao Bằng làm nơi công tác. Qua bao năm tháng, những tấm lòng chân chất, mộc mạc của người dân nơi đây đã níu giữ bước chân cô, khiến cô không nỡ rời xa vùng đất này.

"Bởi lẽ, huyện Hòa An vẫn còn nhiều thiếu thốn. Nhưng tình cảm của học trò, của người dân địa phương là luôn đủ đầy", cô Trang nói.

Cô Hoàng Thị Huyền Trang (áo dài đỏ) cùng học sinh trong buổi diễn văn nghệ (Ảnh: NVCC).

Sáng kiến tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non

Thời điểm làm việc tại trường, cô tích cực tham mưu với lãnh đạo xã và trưởng thôn, đến vận động các trẻ dưới 5 tuổi đến các lớp mầm non. Đến từng nhà vận động thôi chưa đủ, cô Huyền Trang còn đứng ra tổ chức các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa cho các em tham gia để tạo cho trẻ sự hứng thú khi đến trường.

Năm 2012, khi lần đầu trường mầm non Bình Dương tổ chức bán trú, cô Trang nhận thấy các phương pháp tính khẩu phần ăn cho trẻ còn nhiều bất cập: "Công việc của giáo viên lớp mầm non rất vất vả. Vì phải trông và quản lý các hoạt động của trẻ nên các cô hầu hết có ít thời gian để quản lý, tính toán các số liệu trong khẩu phần ăn. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong bảng dữ liệu thì tôi phải nhập tay lại từ đầu".

Để giải quyết được vấn đề trên, cô Trang tiến hành nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin để lập một bảng Excel. Đến năm 2019, cô Trang hoàn thành xong sáng kiến và bắt đầu thí điểm ở nhiều trường mầm non.

"Xuất phát từ khó khăn khi thực hiện công tác bán trú, tôi thực hiện sáng kiến này vào thời điểm đó với mong muốn khẩu phần ăn của trẻ được đảm bảo và tính toán theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục.

Ngoài ra, bảng tính toán này còn có thể thực hiện mà không cần kết nối mạng và cũng không mất bất kỳ chi phí nào", cô Huyền Trang chia sẻ.

Sáng kiến cải tiến phương pháp tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán trú của cô Trang đã được đánh giá tốt về hiệu quả và được áp dụng tại nhiều trường mầm non trên địa bàn cấp tỉnh.

Cô Hoàng Thị Huyền Trang nhận bằng khen nhà giáo tiêu biểu năm 2024 (Ảnh: NVCC).

Bước ra khỏi vùng an toàn sau hơn một thập kỷ gắn bó

Sau khoảng 15 năm gắn bó với trường mầm non Bình Dương, cô Huyền Trang chuyển công tác về làm hiệu trưởng trường mầm non Bế Triều (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng).

Chia sẻ lý do về quyết định này, cô Trang bộc bạch: "Trường mầm non Bình Dương không chỉ đơn thuần là nơi làm việc, mà trường còn là cả thanh xuân và tâm huyết của tôi. Tôi đã gắn kết với ngôi trường này từ những ngày đầu tiên của sự nghiệp.

Thế nhưng, khát vọng luôn thôi thúc tôi vượt ra khỏi vùng an toàn. Liệu mình có thể tỏa sáng ở môi trường lớn hơn, điều hành một đội ngũ đông đảo, mà vẫn giữ được phong độ sáng tạo? Chính những trăn trở ấy đã dẫn tôi đến quyết định này".

Ngày chia tay, cô nhớ mãi có nhiều học trò quấn quýt không nỡ rời xa cô. "Với tôi, như vậy đã là sự thành công của một nhà giáo", cô nhớ lại.

Chia sẻ về đồng nghiệp của mình, cô Triệu Thị Hiếu cho biết: "Cô Hoàng Thị Huyền Trang là cán bộ quản lý có lối sống giản dị, thân thiện và chân thành. Cô Trang luôn là ngọn cờ đầu để các giáo viên trẻ nỗ lực tiếp bước và góp phần nâng cao chất lượng của trường mầm non Bế Triều".