Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Hàng loạt động thái can thiệp thị trường tiền tệ gần đây của các ngân hàng trung ương Mỹ Latinh cho thấy cuộc giằng co dai dẳng giữa họ và các dòng vốn đầu cơ sẽ còn tiếp diễn, cho đến khi các chính phủ có thể kiểm soát được chi tiêu công.
Ngoài ra, đồng USD mạnh lên do nền kinh tế Mỹ vẫn khá “bền sức” và kỳ vọng về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất ít hơn. Diễn biến này đã khiến các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phải cảnh giác, tìm cách bảo vệ đồng tiền quốc gia và ngăn chặn tình trạng thoái vốn. Tuy nhiên, chính phủ các nước này đang gặp khó khăn trong việc đưa ra các gói kích thích tài khóa mạnh mẽ do gánh nặng nợ nần tăng cao từ sau đại dịch COVID-19.
Ông Brendan McKenna, chuyên gia kinh tế thị trường mới nổi tại công ty dịch vụ tài chính Wells Fargo Securities LLC, nhận định rằng việc các ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường tiền tệ không phải là giải pháp bền vững và hiệu quả để bảo vệ đồng tiền quốc gia. Thay vào đó, hướng tới các chính sách tài khóa có trách nhiệm mới là biện pháp hữu hiệu nhất để ổn định thị trường tiền tệ.
Là trụ cột kinh tế của khu vực châu Á mới nổi, nỗ lực bảo vệ đồng NDT của Trung Quốc đang được theo dõi sát sao. Đồng tiền này đang suy yếu do các biện pháp kích thích tài khóa không đạt kỳ vọng, tăng trưởng kinh tế trì trệ và nguy cơ bị áp thuế từ Mỹ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đang duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với đồng NDT thông qua cơ chế tỷ giá tham chiếu hàng ngày, Abc Jili com download giới hạn biên độ giao dịch của đồng tiền này ở mức 2% so với đồng USD.
Ngoài ra, Winph99 com m home login PBoC còn có kế hoạch bán tín phiếu tại Hong Kong để thu hẹp thanh khoản trên thị trường nước ngoài,Jilipay từ đó tăng nhu cầu đối với đồng NDT. Tuy nhiên, 10jili những nỗ lực này vẫn chưa thể xoa dịu tâm lý bi quan của thị trường, FC 777 slot login777PNL login Registerjilieagle.cc khi đồng NDT giao dịch trong nước vẫn đang ở gần mức đáy của biên độ cho phép.
Các nhà giao dịch tiền tệ cũng đang chờ đợi các chính sách của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sau khi ông nhậm chức vào ngày 20/1.
Tại các quốc gia khác, Ngân hàng trung ương Indonesia đang hỗ trợ chính phủ tái cấp vốn cho các khoản nợ đáo hạn từ thời đại dịch. Ngân hàng trung ương Brazil cũng đã có động thái can thiệp lịch sử để bảo vệ đồng real, sau khi đồng tiền này rớt xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD vào tháng 12/2024 do thâm hụt ngân sách tăng cao. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Colombia cũng khiến thị trường bất ngờ khi quyết định giảm tốc chiến dịch nới lỏng tiền tệ do những bất ổn về tài chính của chính phủ.
Tuy vậy, các biện pháp này chỉ có thể làm chậm quá trình tác động tiêu cực từ tình hình bất ổn lên các đồng tiền này. Giới đầu tư vẫn e ngại mua vào cho đến khi thấy những cải thiện đáng kể trong các yếu tố cơ bản, đặc biệt là từ phía chính sách tài khóa. Ví dụ tại Trung Quốc, dù chính phủ nước này đã tuyên bố sẽ thực hiện chính sách tài khóa chủ động và đẩy nhanh các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, Bank of America vẫn dự báo đồng NDT có thể giảm từ mức 7,33 NDT xuống mức 7,6 NDT đổi 1 USD trong nửa đầu năm 2025.
Nguy cơ ngày càng lớn về tình trạng thâm hụt ngân sách phình to dẫn đến lạm phát cũng làm giảm hiệu quả của các chính sách tiền tệ. Như tại Brazil, sự hoài nghi của các nhà đầu tư về cam kết giải quyết thâm hụt ngân sách của Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva đã khiến đồng real rơi tự do trong tháng vừa qua. Ngân hàng trung ương Brazil đã phải chi tới 20 tỷ USD dự trữ ngoại hối trong vòng hai tuần để bảo vệ đồng tiền này.
Cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ Latinh vào đầu những năm 1980 và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990 đã giúp các nhà hoạch định chính sách tại các thị trường mới nổi có phản ứng nhanh nhạy hơn. Khu vực Mỹ Latinh thậm chí còn đi trước cả các nền kinh tế phát triển khi chủ động tăng lãi suất từ năm 2021 để chống lạm phát. Song lạm phát gia tăng trở lại đang cản trở các nỗ lực giảm lãi suất, giữa lúc các khoản chi tiêu lớn trong đại dịch đang làm dấy lên những lo ngại về tình hình tài khóa ở nhiều quốc gia.
Theo số liệu mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nền kinh tế mới nổi đã tăng từ 55,4% hồi năm 2019 lên 69% vào năm 2023 và dự kiến lên 71,9% vào năm nay. Ngày càng nhiều ngân hàng trung ương đề cập đến rủi ro tài khóa như một lý do để thận trọng hơn trong chính sách tiền tệ của mình.